Marketing ra trường làm gì? – 11 bộ phận trong ngành marketing

Khi học marketing, hầu hết sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về nắm bắt tâm lý khách hàng và tổ chức phướng án marketing cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi ra trường, sinh viên sẽ có khả năng để ứng tuyển vào các vị trí như chuyên viên marketing/kinh doanh marketing thuộc các bộ phận:

  • Bộ phận kinh doanh (quản lý kênh phân phối, giám sát bán hàng, …).

  • Bộ phận marketing (lên kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu thị trường, phát triển truyền thông, quan hệ công chúng, quản lý thương hiệu,…).

  • Và Bộ phận chăm sóc khách hàng (quản lý thông tin khách hàng, nắm rõ nhu cầu & tâm lý khách hàng, …).

Nhìn chung, ngành marketing là một mảng rất lớn và xuyên suốt trong quy trình bán hàng (sale pipeline). Và công việc cho nhân viên marketing thì có rất nhiều, đặc biệt là dành cho sinh viên.

Vậy thì cụ thể, nhiệm vụ của nhân viên marketing là gìLàm marketing là làm gì?

Quan Tri Marketing - Nguyễn Trường Thành

11 Bộ phận chính trong ngành marketing – Marketing làm gì???

Có rất nhiều bộ phận trong ngành marketing. Mỗi công ty thường có những tên gọi khác nhau cho các bộ phận này. Dưới đây là danh sách bao gồm một số bộ phận mà các sinh viên ngành marketing có khả năng ứng tuyển được sau khi ra trường:

1. Quảng cáo (Advertising)

Bộ phận Advertising có nhiệm vụ quảng bá một ý tưởng hay một sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Bằng cách đặt quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

2. Quan hệ công chúng (Community Involvement hay Public Relations)

Một chiến lược truyền thông sẽ tạo dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng.

3. Chăm sóc khách hàng (Customer service)

Về cơ bản, marketing cũng có vai trò trong việc đưa ra sự hỗ trợ và những lời khuyên cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp, người bán không chỉ cung cấp dịch vụ trước, trong mà còn cả sau khi bán sản phẩm.
Dịch vụ tốt sẽ khiến khách hàng hài lòng và thậm chí mang lại giá trị vượt xa những gì họ mong đợi. Nếu bạn không thể làm được điều này thì bạn sẽ thua kém đối thủ của mình ngay cả khi sản phẩm của bạn tốt hơn.

4. Direct marketing

Bộ phận này bao gồm những việc gửi thông điệp của bạn trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua tờ rơi, biểu mẫu, tờ quảng cáo,…

5. Phân phối (Distribution)

Phân phối là một phần của chuỗi cung ứng. Bộ phận này có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ kho đến các cửa hàng hoặc siêu thị.

6. Nghiên cứu thị trường (Market Research)

Nghiên cứu thị trường là một trong những quá trình thu thập và phân tích thông tin.
Dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về cách mà mọi người phản ứng trước những sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường liên tục và không ngừng. Việc họ trao đổi, tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu đối thủ cũng chính là đang nghiên cứu thị trường.
Việc này sẽ giúp tạo ra nhiều dữ liệu về sản phẩm, khách hàng và thị trường của doanh nghiệp.

7. Lập kế hoạch truyền thông (Media Planning)

Kế hoạch truyền thông có liên quan chặt chẽ đến chiến lược marketing. Nó sử dụng các kênh truyền thông tốt nhất để tiếp cận thị trường mục tiêu. Chúng bao gồm internet, TV, radio, báo, tạp chí,…

8. Định giá sản phẩm (product pricing)

Khi đặt giá, bạn nên tính đến chi phí sản xuất và vận chuyển. Bạn cũng nên xem xét các đối thủ của mình đang bán nó với giá bao nhiêu, chất lượng như thế nào.
Hầu hết các sản phẩm hiếm khi giữ nguyên giá trong thời gian dài. Vì có khả năng chi phí sản xuất thay đổi, tiền lương tăng hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn cũng giảm giá đột ngột. Bạn cần nên nhận thức được mọi yếu tố ảnh hưởng đến giá cả mọi lúc.

9. Kinh doanh bán hàng (sales)

Sales bao gồm việc lập kế hoạch và hỗ trợ đội ngũ bán hàng. Bằng việc hướng dẫn họ các cách thúc đẩy các chỉ tiêu bán hàng. Nó cũng liên quan đến việc tổ chức sắp xếp một kế hoạch. Làm thế nào để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiện có. Nhân viên sales có vai trò trong việc hoàn thành các chỉ tiêu đó.

10. One-to-one marketing

One-to-one marketing liên quan đến việc giao tiếp, trao đổi một cách trực tiếp với từng khách hàng. Công ty sau đó có thể đưa ra một số điều chỉnh để tiếp cận thị hiếu và sở thích của mỗi khách hàng.

11. Impression marketing

Là thành viên của phòng ban này, bạn phải làm sao để khiến người dùng có được nhận thức tốt về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Tổng kết: Mong rằng những điều tôi chia sẽ về marketing làm gì??? sẽ giúp được cho bạn khi đi xin việc trong lĩnh vực marketing.

Nguồn: GTVSEO

Nguồn ảnh: Internet

Cám ơn. Chúc bạn thành công!

Liên hệ ngay: nếu bạn cần Thiết Kế Website, Marketing tổng thể. 

Vui lòng truy cập: Nguyentruongthanh.com để xem các dịch vụ và bảng giá.

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/nguyentruongthanh.com.vn/

=> Xem thêm: Các bài viết khác