Nhà quản lý và nhà lãnh đạo – 2 con người hoàn toàn khác nhau

Người ta vẫn thường lẫn lộn gọi nhà lãnh đạo là nhà quản lý. Nguyên do của sự nhầm lẫn tai hại này là do họ chưa thực sự hiểu về bản chất, vai trò của 2 vị trí này. Thực tế lãnh đạo và quản lý có chức năng khác hẳn nhau. Hoạt động riêng biệt nhưng lại có sự bổ trợ cho nhau.

1. Chức năng khác nhau giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo

–  Nhà quản lý đối phó với rắc rối

Vai trò của nhà quản lý ngoài quản lý con người còn phải quản lý các vấn đề khác như tài chính và vật chất. Quản lý không chỉ xử lý quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ tài chính và vật chất. Giữa vật chất và con người, giữa con người và tài chính. Phạm vi mà quản lý đề cập đến rộng hơn nhiều so với lãnh đạo.

Chính vì vậy, những quy tắc và phương pháp quản lý được sinh ra để giải quyết các lộn xộn, mất trật tự và rắc rối trong tổ chức cụ thể. Không có một tổ chức hay doanh nghiệp nào thiếu người quản lý. Quản lý không phải là người giữ vị trí cao nhất trong công ty. Nhưng thiếu quản lý doanh nghiệp sẽ vô tổ chức. Mỗi người một kiểu, không ai theo ai, làm việc không có sự giám sát.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích. Có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”.

Thực tế đã chứng minh, việc quản lý doanh nghiệp giúp tạo ra trật tự, nhất quán trong mọi khía cạnh của công ty. Để đi đến mục tiêu cuối cùng người lãnh đạo đã thiết lập.

– Lãnh đạo đối phó với sự thay đổi

Khác với nhà quản lý. Lãnh đạo là người đón nhận sự thay đổi đầu tiên trước khi “ra lệnh” cho cấp quản lý đưa ra phương pháp giải quyết. Nói một cách dễ hiểu hơn. Người lãnh đạo đưa ra chính sách, còn nhiệm vụ của nhà quản lý là thực thi chính sách đó.

Trong môi trường kinh doanh nhiều biến động và cạnh tranh thì người lãnh đạo càng trở nên quan trọng. Không có người lãnh đạo. Tất cả bộ máy phía sau sẽ không biết đi hướng nào cho đúng, làm thế nào cho hiệu quả.

Một ví dụ dễ hiểu cho sự khác biệt giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo được so sánh với hai chiến thuật trong quân đội. Đối với một quân đội trong thời bình, người lãnh đạo sẽ ở vị trí cao nhất. Nhưng xuyên suốt hệ thống vẫn cần thiết hơn cả là nhà quản lý và cách quản trị. Còn đối với một quân đội trong thời chiến, không thể ‘quản lý binh lính” ngoài chiến trường mà lúc ấy đòi hỏi một người lãnh đạo giỏi. Để có thể điều hành mọi cấp bậc trong mọi không gian.

2. Hoạt động khác nhau giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo

–  Lãnh đạo đưa ra định hướng – Quản lý lập kế hoạch

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn đưa định hướng và lập kế hoạch là việc của nhà lãnh đạo. Nhưng trên thực tế không phải vậy. Lãnh đạo là người đưa ra tầm nhìn chiến lược và quản lý là người thực thi biến tầm nhìn đó thành mục tiêu và hành động cụ thể.

Định hướng có thể thay đổi theo thời gian và kế hoạch lâu dài không chắc có thể giải quyết tất cả các vấn đề. Tuy vào định hướng thay đổi mà kế hoạch cũng phải được thay đổi theo cho phù hợp. Một số doanh nghiệp vẫn thường mắc sai lầm khi cho rằng việc lập kế hoạch. Giống như một liều tiên dược có thể nảy sinh tất cả các vấn đề trong tương lai. Nên nhớ rằng, tương lai chỉ có thể được dự đoán chứ không thể biết trước được. Khi xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Kế hoạch phải làm lại sẽ rất mất rất nhiều công sức và thời gian. Do vậy đa phần các tập đoàn thành công họ thường giới hạn thời gian kế hoạch ngắn nhất có thể.

–  Lãnh đạo điều chỉnh con người – Quản lý tổ chức và bố trí nhân sự

“Điều chỉnh con người” là việc đầu tiên nhà lãnh đạo phải đưa ra như một khuôn mẫu. Để nhà quản lý nhìn theo khuôn mẫu đó mà tổ chức và bố trí nhân sự sao cho có sự đồng nhất, nhất quán.

–  Lãnh đạo tạo động lực và truyền cảm hứng – Quản lý kiểm soát và giải quyết vấn đề

Nhà quản lý lập ra kế hoạch và có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch. Thông qua việc kiểm soát và giải quyết vấn đề bằng cách dựa vào thực tế để làm báo cáo xác định độ lệch chuẩn giữa kết quả và kế hoạch để đưa ra phương pháp giải quyết.

Còn đối với nhà lãnh đạo, đưa ra định hướng. Điều chỉnh con người phải thông qua việc tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên bằng cách khơi gợi những nhu cầu, giá trị và cảm xúc của họ.

Lãnh đạo và quản lý là hai vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Lãnh đạo giỏi mà quản lý kém cũng không khác gì lãnh đạo kém mà quản lý giỏi. Điều quan trọng là phải kết hợp và cân bằng giữa tài lãnh đạo và tài quản lý. Để quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Nguồn ảnh: Internet

Cám ơn. Chúc bạn thành công!

Liên hệ ngay: nếu bạn cần Thiết Kế Website, Marketing tổng thể. 

Vui lòng truy cập: Nguyentruongthanh.com để xem các dịch vụ và bảng giá.

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/nguyentruongthanh.com.vn/

=> Xem thêm: Các bài viết khác