SWOT là gì? Hướng dẫn phân tích SWOT 2020

Mô hình SWOT là công cụ lợi hại để bạn hiểu rõ sức mạnh, điểm yếu, cơ hộithách thức đang phải đối mặt.

Trong kinh doanh, phân tích SWOT giúp doanh nghiệp tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Còn đối với cá nhân, ứng dụng ma trận SWOT sẽ hỗ trợ bạn phát triển sự nghiệp dựa trên khai thác tài năng, khả năng và cơ hội.

Swot La Gi

Trong đó thế mạnh và điểm yếu là hai yếu tố nội bộ trong một công ty. (Vd như danh tiếng, đặc điểm doanh nghiệp, vị trí địa lý). Bạn có thể nỗ lực để thay đổi. Cơ hội và thách thức là hai yếu tố bên ngoài. (Vd như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường), không thể kiểm soát.

Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT 

Albert Humphrey

 

Mô hình phân tích SWOT được cho rằng do Albert Humphrey phát triển vào những năm 1960- 1970. Nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý.

 

 

Albert Humphrey

Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong 9 năm, với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị. Kết thúc, nhóm nghiên cứu này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đã xác định ra “Chuỗi Logic”,hệ thống như sau:

  1. Values (Giá trị)
  2. Appraise (Đánh giá)
  3. Motivation (Động cơ)
  4. Search (Tìm kiếm)
  5. Select (Lựa chọn)
  6. Programme (Lập chương trình)
  7. Act (Hành động)

Ban đầu mô hình phân tích SWOT này có tên gọi SOFT, là viết tắt của:

  • Thỏa mãn ( Satisfactory) – Điều tốt trong hiện tại.
  • Cơ hội ( Opportunity) – Điều tốt trong tương lai.
  • Lỗi ( Fault) – Điều xấu trong hiện tại.
  • Nguy cơ ( Threat) – Điều xấu trong tương lai.

# Tuy nhiên, cho đến năm 1964. Sau khi mô hình này được giới thiệu cho Urick và Orr tại Zurich Thuỵ Sĩ, Albert cùng các cộng sự của mình đã đổi F ( Fault) thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó.

  • Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế so với đối thủ
  • Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ
  • Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế
  • Thách thức: Nhân tố môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án

SWOT được áp dụng để?

Phan Tich Mo Hinh Swot

  • Lên kế hoạch chiến lược
  • Đưa ra ý tưởng tốt
  • Đưa ra quyết định phù hợp
  • Phát triển thế mạnh
  • Loại bỏ điểm yếu
  • Giải quyết vấn đề cá nhân như: vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính …vv .

 

Ai là người nên lập mô hình phân tích SWOT?

Tầng lớp lãnh đạo và đứng đầu công ty nên chủ động dùng mô hình phân tích SWOT.

Tuy nhiên quá trình phân tích SWOT không thể tiến hành một mình. Để đạt được kết quả khách quan và toàn diện nhất, SWOT nên được triển khai bởi một nhóm người với nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau.

Đối với startup, phân tích SWOT là một phần trong quá trình lên kế hoạch doanh nghiệp, từ đó giúp hệ thống hóa chiến lược để có khởi đầu tốt và nắm rõ định hướng trong tương lai.

Hướng dẫn thực hiện mô hình SWOT

Strength (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội), Threat (Thách thức)

#1. Strength (Điểm mạnh)

The Manh Strengths

  • Thế mạnh của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Mặt nào bạn làm tốt hơn người khác?
  • Nguồn tài nguyên nào chỉ bạn mới có hoặc có được với giá thấp hơn đối thủ?
  • Người trong ngành nhận xét đâu là thế mạnh của bạn?
  • Yếu tố nào dẫn đến đơn hàng thành công?
  • Lợi điểm bán hàng độc nhất của công ty bạn là gì?

#2. Weakness (Điểm yếu)

Diem Yeu Weaknesses

 

  • Bạn có thể cải thiện điểm nào?
  • Bạn nên tránh cái nào?
  • Người trong ngành nhận xét đâu là điểm yếu của bạn?
  • Yếu tố nào khiến bạn không bán được hàng?

#3. Opportunity (Cơ hội)

Co Hoi Opportunities

  • Những cơ hội tốt bạn có thể nắm bắt là gì?
  • Bạn đang nhận thấy có những xu hướng hot nào hiện nay?
  • Tận dụng những cơ hội đến từ:
    • Xu hướng trong công nghệ và thị trường
    • Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn
    • Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …
    • Sự kiện địa phương
    • Xu hướng của khách hàng

Tự hỏi bạn có thể tạo ra cơ hội mới nào không?

#4. Threat (Thách thức)

Thach Thuc Threats

  • Trở ngại bạn đang đối mặt và phải cố gắng vượt qua là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh đang làm gì?
  • Những tiêu chuẩn chất lượng hay thông số kỹ thuật đối với công việc/sản phẩm/dịch vụ có thay đổi không?
  • Công nghệ thay đổi có đe dọa đến vị trí trong ngành của bạn không?
  • Bạn có nợ xấu hay khó khăn tài chính không?
  • Có điểm yếu nào sẽ đe dọa đến doanh nghiệp của bạn không?

Mở rộng mô hình SWOT

Mô hình SWOT còn được mở rộng bằng cách kết hợp linh hoạt 2 yếu tố với nhau.

Đây là kỹ thuật nâng cao nhằm thiết lập nền tảng để loại bỏ những yếu tố trở ngại và kích thích những điểm có lợi.

  • SO (maxi-maxi) nhằm tận dụng tối đa lợi thế để tạo ra cơ hội
  • WO (mini-maxi) muốn khắc phục điểm yếu để phát huy thế mạnh
  • ST (maxi-mini) sử dụng thế mạnh để loại bỏ nguy cơ
  • WT (mini-mini) giải quyết mọi giả định tiêu cực và tập trung giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực

#Kết luận:

Mong rằng những gì tôi chia sẻ giúp bạn đã hiểu rõ hơn về phân tích SWOT là gì (hay swot analysis) và cách thực hiện mô hình SWOT.

Nguồn ảnh: Internet

Cám ơn. Chúc bạn thành công!

Liên hệ ngay: nếu bạn cần Thiết Kế Website, Marketing tổng thể. 

Vui lòng truy cập: Nguyentruongthanh.com để xem các dịch vụ và bảng giá.

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/nguyentruongthanh.com.vn/

=> Xem thêm: Các bài viết khác